Asiad là gì? Những thông tin thú vị về sự kiện thể thao lớn nhất châu Á
Asiad là gì?
Asiad hay còn được biết đến với tên gọi là Đại hội thể thao châu Á. Đây là sự kiện thể thao châu Á lớn nhất mang ý nghĩa và vị thế châu lục. Asiad không chỉ mỗi môn thể thao bóng đá mà còn là nơi quy tụ của tất cả các vận động viên tài năng ở các bộ môn thể thao khác đến từ châu Á.
Xét về quy mô tổ chức, số lượng quốc gia và vận động viên tham gia, Đại hội thể thao châu Á Asiad chỉ đứng sau Thế vận hội Olympic. Chính vì thế, mà Asiad còn có tên gọi khác là Á Vận Hội.
Hội đồng Olympic châu Á (OCA) chính là đơn vị tổ chức và chịu trách nhiệm đăng cai Asiad dưới sự quản lý chặt chẽ của Ủy ban Olympic quốc tế (IOC). Được tham dự Asiad chính là mơ ước lớn nhất của các vận động viên châu Á. Tất nhiên, nó cũng là ước mơ lớn nhất của các vận động viên nước nhà chúng ta.
Thật tự hào khi Việt Nam chúng ta có huy chương ở Đại hội thể thao châu Á. Trong lịch sử tham dự Asiad của Việt Nam, nước nhà chúng ta cũng có những vận động viên xuất sắc mang về những tấm huy chương vàng lịch sử, mang vinh quang về cho đất nước.
Asiad là viết tắt của từ gì?
Khái niệm Asiad là gì được bắt nguồn từ Thế vận hội Olympic, và nó cũng là một trong số những khái niệm xuất hiện ở Thế vận hội Olympic lớn nhất trên thế giới. Thế vận hội Olympic được tổ chức định kỳ 2 năm một lần và Olympic được dịch là sự gần nhau, có nghĩa là khoảng thời gian giữa 2 kỳ liên tiếp.
Người ta nói rằng Asiad cũng có ý nghĩa tương tự. Bên cạnh đó, Asiad còn được phát triển từ cụm từ gốc Asia dịch nghĩa là Châu Á – châu lục diễn ra sự kiện thể thao lớn nhất này.
Asiad có phải là Asian Cup không?
Nhiều người thường nhầm lẫn giữa 2 sự kiện thể thao lớn này vì Asian Games (Asiad) và Asian Cup có tên giống nhau. Tuy nhiên, đây là hai giải đấu khác biệt hoàn toàn.
Nếu như Asiad là đại hội thể thao châu Á lớn nhất thế giới, là sân chơi dành cho tất cả các vận động viên ở các môn thể thao, thì Asian Cup chỉ là sân chơi dành cho bóng đá của châu lục.
Asian cup là giải đấu dành cho các đội tuyển bóng đá nam của nhiều quốc gia khác nhau. Còn bóng đá của Đại hội thể thao châu Á là sân chơi dành cho các cầu thủ U23 + 3 (nghĩa là các đội tuyển U23 có thêm 3 cầu thủ lớn tuổi hơn tham gia thi đấu).
Asiad tổ chức mấy năm một lần?
Tương tự như các sự kiện thể thao khác trên thế giới, Asiad được tổ chức định kỳ 4 năm một lần.
Không phải tự nhiên mà các sự kiện thể thao lớn lại sử dụng con số 4 như một chu kỳ lặp lại giữa mùa giải. 4 năm là một con số đủ để khán giả mong đợi, cũng đủ để các vận động viên, cầu thủ luyện tập và đạt được thành tích cao trước khi bước vào kỳ đại hội mới. Rất căng thẳng và kịch tính.
Xoilac TV sẽ cùng các bạn ngược dòng lịch sử để truy tìm nguồn gốc của sự kiện thể thao lớn nhất châu Á này để các bạn nắm vững khái niệm Asiad là gì?
Lịch sử hình thành và phát triển Asiad
Giai đoạn khởi đầu
Tiền thân của Đại hội thể thao châu Á chính là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Đây là sự kiện thể thao nhỏ đầu tiên được diễn ra ở Manila, Philippines vào những năm 1913 nhằm nhấn mạnh sự thống nhất của quốc gia. Sự hợp tác của Đế quốc Nhật Bản, Trung Hoa Dân Quốc và Philippines.
Sau đó, số lượng vận động viên từ các quốc gia châu Á tăng lên. Tuy nhiên, vào năm 1938, Nhật Bản đem quân xâm lược Trung Quốc và do sự ảnh hưởng của chiến tranh thế giới thứ 2 tại Thái Bình Dương, khiến sự kiện thể thao này đã bị hủy bỏ.
Giai đoạn buổi đầu thành lập
Sau Thế chiến thứ 2, nhiều đất nước giành được độc lập nên muốn tham gia một sân chơi bất bạo động để cạnh tranh cũng như hiểu nhau hơn:
Tháng 2/1949, Liên đoàn Đại hội Thể thao Châu Á (AGF) chính thức được ra đời và đồng ý tổ chức một đại hội ở nhiều nước khác nhau định kỳ 4 năm một lần.
Tháng 3/1951, Đại hội thể thao châu Á lần đầu tiên được diễn ra ở New Delhi, Ấn Độ. Tổng cộng có đến 489 vận động viên từ 11 quốc gia tham dự bao gồm Afghanistan, Iran, Myanmar, Nepal, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore, Sri Lanka, Philippines và Thái Lan đã tham dự các môn thể thao như điền kinh, bơi lội, cử tạ, bóng đá, bóng rổ và đạp xe trong mùa giải năm đó.
Năm 1954, có thêm 8 quốc gia tham gia sân chơi châu lục này. Xe đạp đã bị loại bỏ và bắn súng, quyền anh, đấu vật đã được thêm vào.
Năm 1958, Asiad được diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản, với hơn 1.422 vận động viên tham gia thi đấu 13 nội dung. Sức hấp dẫn của Asiad là gì bắt đầu lan tỏa rộng khắp châu lục. Đây cũng là lần đầu tiên diễn ra lễ rước đuốc trong kỳ đại hội này.
Giai đoạn phát triển mạnh
Năm 1986, Hàn Quốc là nơi đăng cai tổ chức và xem Đại hội thể thao châu Á như là một bản xem trước của Thế vận hội năm 1988 khi mà họ sẽ đăng cai tổ chức.
Năm 1990, Đại hội thể thao châu Á được tổ chức ở Bắc Kinh và chức vô địch đồng đội đã chính thức thuộc về nước chủ nhà.
Năm 1994, Asiad được diễn ra ở Hiroshima, Nhật Bản. Lần đầu tiên Đại hội thể thao châu Á không được tổ chức ở thủ đô. Hiroshima là thành phố từng bị thả bom nguyên tử tàn phá rất khủng khiếp trong chiến tranh thế giới thứ 2, vì thế mà chủ đề của Asiad khi đó là hòa bình và hữu nghị.
Năm 1998, Thái Lan làm nước chủ nhà lần thứ 4 cho Asiad.
Năm 2002, Đại hội thể thao châu Á được diễn ra ở Busan, Hàn Quốc và lập được rất nhiều kỷ lục thế giới. Khi Asiad đồng ý ghi nhận sự trở lại của Afghanistan và lần đầu tiên Timor-Leste tham dự sự kiện thể thao này.
Năm 2006, Asiad được diễn ra ở Doha, Qatar. Đây là kỳ đại hội thể thao châu Á lần thứ 15.
Năm 2010, Asiad lần thứ 2 diễn ra ở Trung Quốc, nhưng địa điểm tổ chức là Quảng Châu.
Năm 2018, Đại hội thể thao châu Á tổ chức ở Jakarta, Indonesia
Các kỳ Asiad trong lịch sử
Tháng 2/1949, Liên đoàn Đại hội thể thao châu Á (AGF) được thành lập, như một sự khởi đầu của Đại hội thể thao châu Á.
Tháng 3/1951, Đại hội thể thao châu Á chính thức tổ chức lần đầu tiên ở New Delhi, Ấn Độ. Tại kỳ đại hội lần này, có tổng cộng 489 vận động viên đến từ 11 nước khác nhau cùng nhau tranh tài ở 6 hạng mục là bóng rổ, bóng đá, điền kinh, cử tạ, bơi lội và đua xe.
11 nước thành viên ở thời điểm đó gồm có Nhật Bản, Iran, Afghanistan, Ấn Độ, Philippines, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Myanmar, Nepal và Sri Lanka. Khi đó, đoàn thể thao Việt Nam chúng ta chưa tham dự Asiad.
Đại hội thể thao châu Á lần tiếp theo được diễn ra ở Tokyo, Nhật Bản vào năm 1958. Tổng cộng có hơn 1422 vận động viên tham gia thi đấu 13 nội dung. Sức hấp dẫn của Asiad bắt đầu lan rộng khắp nơi. Kỳ đại hội này cũng lần đầu tiên được tổ chức thêm lễ rước đuốc.
Kể từ đó, Asiad đã phát triển đáng kể không chỉ về quy mô mà còn số lượng quốc gia, vận động viên tham dự. Kỳ Asiad lần thứ 18 vào năm 2018 sẽ được diễn ra ở Indonesia, với sự tham dự của 46 quốc gia. Jakarta chính là nước chủ nhà đăng cai tổ chức Đại hội thể thao châu Á này.
Các quốc gia đăng cai Asiad
Thái Lan là nước đăng cai nhiều kỳ Asiad tính đến thời điểm hiện tại. Khi họ đã có 4 lần vinh dự được tổ chức Đại hội thể thao lớn nhất châu lục này và tất cả đều được tổ chức ở Bangkok.
Xếp vị trí thứ hai là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc với 3 lần đăng cai tổ chức. Tiếp theo là Indonesia và Ấn Độ, cả hai đều có 2 lần làm nước chủ nhà. Trong khi Philippines, Qatar và Iran mỗi quốc gia chỉ đăng cai tổ chức một lần.
Đại hội thể thao châu Á năm 2018 được diễn ra ở Indonesia. Nước chủ nhà đã chọn hai thành phố Palembang và Jakarta làm địa điểm thi đấu cho các bộ môn thể thao. Indonesia cũng là nước chủ nhà tổ chức kỳ Đại hội thể thao châu Á đầu tiên vào năm 1962. Giờ đây lại một lần nữa trở thành nước chủ nhà đăng cai sự kiện thể thao lớn nhất này sau 56 năm.
Cho đến nay, Việt Nam chưa từng làm nước đăng cai tổ chức Á vận hội. Trên thực tế, Việt Nam có cơ hội vàng tổ chức Asiad lần thứ 18 sau khi vượt qua vòng loại cuối cùng trong một chặng đường giành quyền đăng cai gồm có Hà Nội, Dubai và Surabaya. Sau đó, vào phút chót, Dubai tự nhiên rút lui và Hà Nội giành được hơn 29 phiếu so với Surabaya chỉ có 14 phiếu
Thế nhưng, do kinh phí tổ chức quá lớn khiến Việt Nam không thể gánh nổi nên đã xin phép rút lui vào thời điểm này.
Kết quả của Việt Nam tại các kỳ Asiad
Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Asiad lần đầu tiên vào những năm 1982 và giành được huy chương đồng ở bộ môn bắn súng. Chúng ta giành huy chương vàng đầu tiên vào năm 1994, và đến năm 2002 đoàn thể thao Việt Nam đạt giành được 4 huy chương vàng. Thế nhưng, do thay đổi hình thức tổ chức nên đoàn thể thao chúng ta chỉ đoạt được 3 huy chương vàng ở Á vận hội năm 2006.
Ở các kỳ đại hội thể thao châu Á tiếp theo, Việt Nam chỉ giành được 1 tấm huy chương vàng vào các năm 2010, 2014. Tại Á vận hội năm 2018, đoàn thể thao Việt Nam giành được tổng cộng 4 huy chương vàng, 16 huy chương bạc, 18 huy chương đồng. Đây là một sự nỗ lực rất đáng khen ngợi.
Tại kỳ Asiad 2018, đội tuyển bóng đá nam của nước ta đã tiến gần đến tấm huy chương đồng cao quý. Thế nhưng, tiếc rằng chúng ta lại để thua trong trận đấu tranh hạng 3 và tuột mất tấm huy chương đồng.
Kết quả bóng đá Việt Nam tại Asiad
Dưới sự dẫn dắt tài tình của huấn luyện viên Park Hang-seo, đội tuyển nam chúng ta đã tạo nên một kỳ tích đời thường và đạt được thành tích thi đấu đáng ngưỡng mộ trong lịch sử tham dự Đại hội thể thao châu Á.
Trước đó, tại các kỳ Asiad năm 1998 và 2002, đội tuyển bóng đá nam Việt Nam xếp chót bảng ở vòng loại và hầu như không có được bàn thắng nào cho nước nhà không ghi được bàn thắng nào. Việt Nam đứng thứ 3 ở vòng bảng tại kỳ Asiad năm 2006 với 1 trận thắng và 2 trận thua. Đây cũng là chiến thắng đầu tiên của chúng ở Đại hội thể thao châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam còn ghi được 6 bàn và để thủng lưới 5 bàn trong các trận năm đó.
Ở lần gặp nhau tiếp theo, đội tuyển Việt Nam được lọt vào vòng ⅛ của kỳ Asiad năm 2010. Khi đó, họ đứng vị trí thứ 3 ở vòng bảng với 1 trận thắng cùng 2 trận thua.
Tại kỳ Asiad 2018, thầy trò Park Hang-seo đã đánh bại nhiều ông lớn để lọt vào vòng tứ kết mang đến niềm vui tột độ cho người dân Việt Nam. Thật đáng tiếc, ở trận tứ kết năm đó, đội tuyển chúng ta đã phải lép vế trước đội tuyển Hàn Quốc của ngôi sao thế giới Sun Xingmin. Năm đó, Hàn Quốc chính là chủ nhân của tấm huy chương vàng bóng đá nam danh giá.
Vừa rồi, kênh truc tiep bong da hom nay Xoilac TV đã cùng các bạn tìm hiểu về Asiad là gì và những thông tin thú vị về sự kiện thể thao này. Là một sự kiện thể thao lớn của châu lục, nơi các vận động viên sẽ thi đấu hết mình để tỏa sáng và mang vinh quanh về cho nước nhà. Hãy cùng Xôi Lạc TV chờ đón và ủng hộ đoàn thể thao Việt Nam trong những cuộc thi sắp đến nhé.