Các lỗi trong bóng đá thường gặp mà ít người nắm rõ

Các lỗi trong bóng đá thường gặp

Trong bóng đá có rất nhiều lỗi mà các cầu thủ mắc phải, thế nhưng các lỗi trong bóng đá thường gặp dưới đây thường xuyên xảy ra trong các trận đấu. Vậy đó là những lỗi gì?

Lỗi phạt trực tiếp trong bóng đá

loi-phat-truc-tiep-trong-bong-da
Lỗi phạt trực tiếp trong bóng đá

Lỗi phạt trực tiếp là gì?

Hầu hết các lỗi trong bóng đá dẫn đến quả đá phạt trực tiếp đều có liên quan đến việc tiếp xúc giữa các cầu thủ đội đối phương. Mặc dù việc tiếp xúc giữa các cầu thủ với nhau là một phần của môn thể thao, tuy nhiên luật bóng đá hiện hành lại nghiêm cấm những trường hợp tiếp xúc có tính bạo lực cao. Nói một cách dễ hiểu, một cú tắc bóng phải nhắm vào quả bóng chứ tuyệt đối không nhắm vào cầu thủ đang giữ bóng

Cụ thể, các quy tắc, điều luật nghiêm cấm các cầu thủ lao đến, đá, nhảy, xô đẩy, cản phá, vấp ngã cho dù cố ý hay vô tình. Hoặc tiếp cận bóng một cách liều lĩnh hoặc sử dụng lực quá mạnh.

Chính vì vậy, trong các trận đấu mà một cầu thủ cố gắng lấy bóng từ chân đối phương. Nếu đối phương ném bóng và khiến cầu thủ đội đối phương ngã sẽ không tính là phạm lỗi. Tuy nhiên, nếu cầu thủ đá phạt không thực hiện sút bóng và chạm vào chân đối phương sẽ bị tính là phạm lỗi.

Tình huống lỗi này đặc biệt nghiêm trọng, nhất là ở khu vực 16m50 của đội đối phương. Bởi vì đội bạn có thể bị phạt nặng.

Lỗi dùng tay chơi bóng cũng là một trong các lỗi trong bóng đá dễ dẫn đến quả phạt đền. Các cầu thủ cấm được chạm vào bóng bằng tay hay cánh tay khi tham gia thi đấu, ngoại trừ thủ môn ở trong vòng cấm của họ.

Việc vô tình chạm vào bóng có thể tránh bị trọng tài phạt khi chẳng may bóng bay chạm vào cánh tay của một cầu thủ ở cự ly gần, nhưng cầu thủ đó lại chẳng thể tránh được cú va chạm đó. Tuy nhiên, nếu cầu thủ đặt tay lên cơ thể cao hơn bình thường và để xảy ra tình huống va chạm sẽ được coi là phạm lỗi.

Bên cạnh đó, nếu một cầu thủ ghi bàn bằng tay hay cánh tay của mình, cho dù là vô tình hay cố ý thì tình huống này vẫn được cho là dùng tay chơi bóng.

Các quả đá phạt trực tiếp cũng còn áp dụng trong các tình huống lỗi khống chế đối phương, ngăn cản cầu thủ đó giao tiếp với đồng đội, cắn hay nhổ nước bọt vào người cầu thủ, ném một vật thể (không phải quả bóng) vào người đối thủ hay trọng tài chính.

Trong bóng đá có 10 lỗi dẫn đến đá phạt trực tiếp, thậm chí có thể phạt đền. Gồm:

  • Cầu thủ vô tình hoặc cố ý đá đối phương.
  • Cầu thủ vô tình hoặc cố ý chặn đối phương.
  • Cầu thủ nhảy vào người đối phương.
  • Cầu thủ vô tình hoặc cố ý đánh đối phương.
  • Cầu thủ đầy đối phương dẫn đến té ngã hay cản trở đường bóng của họ.
  • Cố ý thu hút người khác
  • Duỗi chân để bắt bóng thế nhưng lại chạm vào người của đối thủ trước khi chạm vào bóng.
  • Cố tình nhổ nước bọt vào người đối phương
  • Cố ý chơi bóng bằng tay (ngoại trừ thủ môn đang ở trong vòng cấm của đội nhà)

Xử phạt lỗi trực tiếp như thế nào?

Đội được hưởng quả đá phạt trực tiếp sẽ đặt bóng ở vị trí cầu thủ đó phạm lỗi. Hoặc đặt bóng cách khung thành của đội thủ 11m nếu như vị trí phạm lỗi ở trong vòng 16m50. Điều này, được gọi là hình phạt. Bất cứ cầu thủ nào của đối phương đều có thể thực hiện quả đá phạt trực tiếp.

Một pha bóng được tính là bàn thắng khi cầu thủ thực hiện đưa bóng và khung thành từ quả đá phạt trực tiếp mà không cần phải chạm vào bất cứ cầu thủ nào khác (ngoại trừ thủ môn đội đối phương). Nếu bóng bay chạm vào cầu thủ khác trước khi bay thẳng vào lưới sẽ không tính là bàn thắng.

Lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá

loi-phat-gian-tiep-trong-bong-da
Lỗi phạt gián tiếp trong bóng đá

Lỗi phạt gián tiếp là gì?

Một trong các lỗi trong bóng đá phổ biến chính là lỗi gián tiếp. Khi trên sân thủ môn phạm lỗi trong các trường hợp.

  • Cố ý chạm hoặc trả bóng khi bóng đang trong cuộc mà chưa chạm vào bất cứ cầu thủ nào khác.
  • Cố ý giữ bóng quá 6 giây trước khi đưa bóng vào cuộc.
  • Bắt bóng trực tiếp từ quả giao bóng của các cầu thủ đội nhà.
  • Cố ý hoặc vô tình để bóng chạm bằng tay khi cầu thủ đội nhà trả bóng bằng chân.
  • Để bóng vào cuộc sau đó thực hiện bắt bóng bằng tay (nhằm tiết kiệm thời gian).

Ngoài vị trí thủ môn thường mắc các lỗi phạt gián tiếp thì các cầu thủ thi đấu trên sân còn có thể phạm lỗi trong bóng đá:

  • Ngăn chặn đường tiến của đối phương một cách thô thiển.
  • Chơi bóng nguy hiểm.
  • Cố tình ngăn cản thủ môn đội nhà đưa bóng vào cuộc.

Lưu ý: Một quả đá phạt gián tiếp còn thực hiện khi cầu thủ phạm lỗi việt vị, mặc dù nó không được coi là phạm lỗi.

Cách thực hiện lỗi phạt gián tiếp

Quả phạt gián tiếp được thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi, ngay cả khi nó nằm trong khu vực cấm địa của đội cầu thủ vi phạm. Nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cầu môn thì quả đá phạt gián tiếp sẽ được thực hiện từ vị trí gần đường biên ngang nhất song song với đường biên ngang của đội vi phạm.

Quả đá phạt gián tiếp được tính là bàn thắng khi bóng chạm vào chân một cầu thủ khác trước khi vào lưới

Lỗi thẻ vàng trong bóng đá

loi-the-vang-trong-bong-da
Lỗi thẻ vàng trong bóng đá

Lỗi phạt nhận thẻ vàng như thế nào?

Trong các lỗi trong bóng đá không thể thiếu lỗi phạt thẻ vàng. Các cầu thủ sẽ bị trọng tài phạt thẻ vàng khi mắc những lỗi này:

  • Có các hành vi phi thể thao như kéo, đẩy, vấp ngã… cầu thủ đội đối phương.
  • Có những lời nói hay hành động phản đối quyết định của ban trọng tài.
  • Cố tình trì hoãn trận đấu để có thể kéo dài thời gian (phổ biến ở những đội dẫn đầu).
  • Tiếp tục vi phạm luật bóng đá của FIFA.
  • Không tôn trọng khoảng cách quy định trong khi ném phạt.
  • Cầu thủ tự ý ra vào sân đấu mà chưa có sự đồng ý của trọng tài.

Thẻ vàng trong bóng đá bị xử phạt ra sao?

Cầu thủ bị nhận thẻ vàng sẽ được trọng tài chính ghi vào một cuốn sổ nhỏ và bị trọng tài cảnh cáo. Các cầu thủ sau bị cảnh cáo có thể tiếp tục thi đấu trong trận đấu. Tuy nhiên, cầu thủ nào nhận thẻ vàng thứ hai trong trận đấu sẽ bị đuổi ra khỏi sân. Và đội bóng đó sẽ tiếp tục chơi với 10 cầu thủ.

Lỗi thẻ đỏ trong bóng đá

Khi nào cầu thủ nhận thẻ đỏ?

Những hành vi phạm lỗi trong bóng đá dưới đây sẽ bị trọng tài phạt thẻ đỏ. Đây là một trong những hình phạt mà cầu thủ nào cũng không mong muốn nhận.

  • Hành vi bạo lực nghiêm trọng khi đang chơi bóng.
  • Lối chơi nguy hiểm, tàn bạo, gây thương tích nặng cho các cầu thủ khác trên sân.
  • Cố ý nhổ nước bọt vào người của đối phương hoặc bất cứ người nào khác trên sân.
  • Cố ý dùng những hành động, lời nói xúc phạm, hạ nhục cầu thủ đội đối phương, trọng tài.
  • Cố tình cản phá cơ hội ghi bàn của các cầu thủ đội đối phương, nhất là trong vòng 16,50m bằng cách dùng tay chơi bóng.
  • Cầu thủ nhận thẻ vàng thứ hai trong một trận đấu.

Trong các trận đấu hiện nay đều sử dụng hệ thống công nghệ VAR, nếu cầu thủ nào bước vào khu vực xem video trận đấu sẽ lập tức bị nhận thẻ đỏ ngay.

Thẻ đỏ bị phạt ra sao trong bóng đá?

Thẻ đỏ là hình thức phạt lỗi rất nặng và được xem là tình huống lỗi nghiêm trọng nhất trong bóng đá. Khi cầu thủ nhận thẻ đỏ từ trọng tài phải lập tức rời khỏi sân cỏ. Thậm chí, cầu thủ đó không được ở lại khu vực kỹ thuật của đội nhà mà phải rời khỏi sân đấu hoàn toàn.

Trong trường hợp cầu thủ nhận thẻ đỏ từ trọng tài là thủ môn thì huấn luyện viên bắt buộc phải cho 1 trong 10 cầu thủ có mặt trên sân vào làm thủ môn mới. Khung thành tuyệt đối không được bỏ trống và không có thủ môn, đó là quy định của luật bóng đá.

Trong trường hợp một đội bóng hết quyền thay người thì một trong 10 cầu thủ đang thi đấu trên sân sẽ phải rời sân để làm thủ môn.

Trong hầu hết các giải đấu, khi nhận một thẻ đỏ trực tiếp (có nghĩa là không phải là thẻ đỏ sau khi bị nhận hai thẻ vàng liên tiếp) cầu thủ vi phạm sẽ bị đuổi ra khỏi sân trong một hay nhiều trận đấu tiếp theo. Số trận bao nhiêu sẽ tùy theo vào hành vi phạm lỗi trong bóng đá của cầu thủ đó.

Đồng thời, khi cầu thủ bị nhận thẻ đỏ thì đội đối phương sẽ thực hiện một quả đá phạt trực tiếp ở vị trí cầu thủ đó phạm lỗi. Nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cấm địa thì đội đối phương sẽ được hưởng một quả đá phạt penalty.

Lỗi cao chân trong bóng đá

loi-cao-chan-trong-bong-da
Lỗi cao chân trong bóng đá

Một trong các lỗi trong bóng đá có thể gây nguy hiểm cho đối thủ chính là lỗi cao chân. Nếu giơ chân quá cao sẽ khiến cho cầu thủ đội đối phương bị ngã hoặc chấn thương xương khớp hay liên quan đến phần mềm sẽ bị người hâm mộ lên án ngay khi thực hiện.

Khi thi đấu, các cầu thủ có thể giơ cao chân để đón bóng. Tuy nhiên, hành động này cần phải thực hiện đúng thời điểm để không gây nguy hiểm cho cầu thủ đội đối phương.

Nếu cầu thủ thực hiện hành vi này khi đứng gần đội đối phương sẽ khiến tỷ lệ va chạm cao hơn. Lỗi cao chân sẽ bị phạt nặng tùy thuộc vào tình huống cụ thể mà trọng tài chính sẽ đưa ra một mức phạt tương ứng. Mức phạt lỗi nặng nhất đó là bị đuổi ra khỏi sân

Lỗi chạm tay trong bóng đá

Một trong các lỗi trong bóng đá thường gặp mà Xoilac TV muốn nhắc đến chính là lỗi chạm tay. Nếu so với các môn thể thao khác thì việc chạm tay là chuyện bình thường. Nhưng ở bóng đá, hành động này được coi là lỗi nặng. Vì bóng đá là môn thể thao chỉ sử dụng chân để thực hiện rê dắt bóng, chuyền bóng, sút bóng,…. Và chỉ có thủ môn mới được phép sử dụng tay khi chơi bóng.

Lỗi chạm bóng được coi là lỗi cơ bản nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi. Vì một số trường hợp là vô ý để tay chạm vào bóng và cũng một số tình huống chỉ là tiểu xảo để tranh chấp bóng. Các hành động liên quan tới lỗi chạm tay sẽ xem xét dựa trên nhiều trường hợp như:

Dùng tay để đỡ bóng, bắt bóng được thực hiện bởi thủ môn nhưng lại không đứng ở trong vòng cấm địa.

Lỗi chạm tay còn được tính khi cầu thủ vô tình hoặc cố ý để chạm vào tay từ cánh tay đến vai.

Khi cầu thủ mắc phải lỗi chạm tay trong khi thi đấu sẽ bị trọng tài thổi phạt ngay. Tùy từng trường hợp nặng hay nhẹ mà sẽ bị phạt thẻ hay không. Nếu cầu thủ vô ý để tay chạm vào bóng thì vẫn bị trọng tài chính thổi còi nhưng có nhận thẻ phạt hay không vẫn cần phải phải xem xét tình hình.

Trong trường hợp cầu thủ cố ý chạm tay vào bóng sẽ bị phạt thẻ ngay. Việc xử phạt thẻ vàng hay thẻ đỏ từ trọng tài chính sẽ tùy theo mức độ phạm lỗi trong bóng đá mà cầu thủ thực hiện.

Vậy làm thế nào để có thể hạn chế việc phạm lỗi chạm tay? Cầu thủ nên biết cách kiểm soát tâm lý thật tốt và giữ sự bình tĩnh khi thi đấu. Đặc biệt trong những tình huống quan trọng thì các cầu thủ cần phải giữ cho mình một cái đầu lạnh. Vì nếu xảy ra lỗi chạm tay vào bóng có thể khiến cầu thủ phạm lỗi mất đi cơ hội thi đấu vào các trận đấu tiếp theo.

Để có thể hạn chế được lỗi bóng chạm vào tay thì trong quá trình luyện tập các cầu thủ cần biết cách ép sát cánh tay của mình vào người. Đây được coi là một kỹ thuật cơ bản để giúp việc thi đấu diễn ra một cách thuận lợi. Và hạn chế việc để cánh tay của mình vung quá xa. Đồng thời, các cầu thủ cũng nên luyện tập kết hợp cùng với chân để có thể kiểm soát cơ thể tốt nhất.

Lỗi việt vị trong bóng đá

loi-viet-vi-trong-bong-da
Lỗi việt vị trong bóng đá

Trong số các lỗi trong bóng đá thường gặp, lỗi việt vị được đưa ra nhằm mục đích đảm bảo tính minh bạch, công bằng cho cả hai đội khi tham gia chơi bóng. Hạn chế tình trạng các cầu thủ dâng cao tấn công một cách ăn vạ. Phạm lỗi việt vị được tính khi có một cầu thủ nhận bóng từ đồng đội của mình thông qua đường chuyền và hướng về cầu môn của đối thủ với khoảng cách từ cầu thủ tới đường biên ngang của đối phương không có quá 2 cầu thủ phòng ngự. Lỗi việt vị chỉ được trọng tài tính trước khi đồng đội chạm bóng để thực hiện chuyền.

Lỗi việt vị không gây ảnh hưởng nhiều đến thành tích thi đấu của các đội bóng nhưng sẽ làm đứt mạch tấn công của họ. Không chỉ vậy, bàn thắng dính phải lỗi việt vị sẽ không được công nhận hợp lệ. Đối với lỗi vi phạm này, trọng tài biên sẽ là người quyết định đến việc xử phạt. Cách xử phạt tình huống lỗi này chính là trọng tài biên sẽ giơ cờ báo hiệu để trọng tài chính thổi còi tạm dừng trận đấu.

Khi trận đấu tạm dừng, đội được việt vị sẽ hưởng một quả đá phạt từ điểm mà cầu thủ đó phạm lỗi. Việc thực hiện quả sút phạt này sẽ không ảnh hưởng nhiều tới đội bị phạt. Vì hầu hết, xử phạt lỗi việt vị này sẽ chủ yếu thực hiện ở sân đối phương. Hiện nay, với công nghệ hiện đại Var thì các lỗi trong bóng đá sẽ được phát hiện rất nhanh chóng và chính xác. Chính vì thế, trọng tài và cầu thủ sẽ dễ dàng phân biệt được những tình huống phạm lỗi.

Kỹ thuật tắc bóng là gì?

ky-thuat-tac-bong-la-gi
Kỹ thuật tắc bóng là gì? Là kỹ thuật gạt bóng, xoạc bóng từ chân đối thủ

Tắc bóng là một trong những kỹ thuật phòng ngự hàng đầu của những cầu thủ hậu vệ. Tên gọi tắc bóng được xuất phát từ cụm từ tackle trong tiếng Anh. Nó có nghĩa là gạt bóng, xoạc bóng từ chân đối thủ. Có thể thấy khi phát âm tackle sẽ trông giống tắc. Dần dần từ tắc bóng được mọi người biết đến và sử dụng rộng rãi trong môn thể thao này.

Hậu vệ sẽ thực hiện kỹ thuật tắc bóng khi cầu thủ đội đối phương mắc sai lầm trong quá trình chuyền bóng. Khi đối mặt với một tiền đạo giỏi, hậu vệ chỉ nên thực hiện tắt bóng khi cầu thủ đó đang mất thăng bằng hay do dự giây lát. Nếu không, hậu vệ nên giữ cự ly hợp lý và chờ đợi cơ hội để không bị mất ưu thế.

Tắc bóng có được coi là phạm lỗi?

Tắc bóng là kỹ thuật trượt người hoặc bay người xoạc chân để giành lại bóng từ chân đối thủ nên sẽ rất dễ gây chấn thương cho cả cầu thủ thực hiện lẫn đối thủ. Chính vì thế, luật bóng đá đã quy định phạt nặng trong các pha tắc bóng nguy hiểm. Đối với các tình huống nhẹ sẽ phải nhận thẻ vàng. Còn trường hợp khiến đối thủ bị chấn thương nghiêm trọng có thể bị phạt thẻ đỏ và bị đuổi ra khỏi sân ngay. Do đó, trong các lỗi trong bóng đá, tắc bóng được xem là tình huống lỗi ít gặp phải nhất.

Morgan Schneiderlin chính là cái tên quen thuộc trong các pha tắc bóng. Thi đấu ở vị trí tiền vệ phòng ngự nên anh chạy rất nhiều trong các trận đấu. Trong giải đấu Ngoại hạng Anh (năm 2012) anh ra sân tổng hợp 15 trận và thực hiện kỹ thuật tắc bóng 67 lần. Có nghĩa trung bình một trận anh sẽ tắc bóng 4,5 lần. Và Schneiderlin đã phải nhận đến 4 thẻ vàng ở mùa giải đó.

Vị trí nào phù hợp với kỹ thuật tắc bóng?

vi-tri-nao-phu-hop-voi-ky-thuat-tac-bong
Vị trí nào phù hợp với kỹ thuật tắc bóng?

Với những chia sẻ trên của Xôi Lạc TV, chắc các bạn đã biết tắc bóng là gì rồi nhỉ. Đây là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác trong từng pha thực hiện. Bởi vì nếu thực hiện sai hay trật nhịp có thể gây chấn thương cho cả cầu thủ thực hiện lẫn đối thủ. Tuy nhiên, không phải vị trí thi đấu nào trên sân cũng phù hợp để thực hiện kỹ thuật tắc bóng. Các vị trí dưới đây sẽ phù hợp với kỹ thuật tắc bóng nhất. Đó là

Hậu vệ trung tâm hay còn được gọi là trung vệ, là vị trí thường hoạt động ở chính giữa hàng hậu vệ. Các cầu thủ chơi ở vị trí này phải liên tục ngăn cản các tiền đạo đội đối phương ghi bàn. Trong bóng đá hiện đại, đội hình thi đấu thường có hai trung vệ. Điều này, giúp tối ưu khả năng ngăn chặn đối thủ cũng như bảo vệ tốt cho khung thành.

Hậu vệ biên là các cầu thủ hoạt động ở hai hành lang cánh của phần sân nhà. Vai trò của hậu vệ cánh chính là ngăn cản những đường chuyển của đối thủ trong vòng cấm địa. Ngoài ra, các cầu thủ này còn có nhiệm vụ kèm sát tiền đạo đội đối phương một cách sát sao để giảm thiểu khả năng tấn công của họ.

Hậu vệ cánh tấn công còn có tên gọi khác là hậu vệ tự do. Nhiệm vụ chính của các cầu thủ hậu vệ này chính là tấn công. Có hai hướng mà hậu vệ cánh tấn công đó là cánh phải và cánh trái. Các cầu thủ đảm nhiệm vị trí thi đấu này cần phải di chuyển linh hoạt trên diện rộng. Khi thi đấu trong sơ đồ đội hình 3-5-2, vai trò của hậu vệ cánh tấn công hầu như được phát huy tốt nhất.

Các kỹ thuật khi chơi tắc bóng

Khi hậu vệ thực hiện pha tắc bóng trong thi đấu cần phải nhào trượt tới. Có thể xoạc bằng 1 hoặc 2 chân để ngăn chặn và gạt bóng ở chân đối thủ. Tuy nhiên, để thực hiện một pha tắc bóng không bị phạm lỗi, cầu thủ cần phải luyện tập liên tục để nắm vững kỹ thuật này. Bởi các cú xoạc chân hoặc bay người đều vô cùng nguy hiểm và rất dễ gặp chấn thương. Chính vì thế, mà Liên đoàn bóng đá thế giới đã đưa ra quy định nghiêm khắc đối với các pha tắc bóng nguy hiểm.

Trong một số trường hợp, hậu vệ nhận thức tốt về việc tiếp cận đối thủ nhưng không cần thực hiện tắc bóng trong phòng thủ. Còn nếu như cầu thủ thực hiện kỹ thuật tắc bóng nhưng không thành công thì cần phải đuổi theo đối thủ càng nhanh càng tốt. Càng rút ngắn khoảng cách với đối thủ thì cầu thủ sẽ có nhiều cơ hội đoạt bóng trong các lần tiếp theo.

Ngoài ra, ở các trường hợp nguy hiểm cho khung thành đội nhà, nếu không còn cách nào khác thì việc phạm lỗi trong bóng đá là một giải pháp mà các hậu vệ có thể xem xét. Tuy nhiên, việc phạm lỗi ở đây sẽ được hiểu là phạm lỗi chiến thuật nó sẽ không làm cầu thủ bị phạt nên vẫn có thể ngăn được những bước tiến của đối phương.

Những chuyên gia chơi tắc bóng hay nhất

Với khái niệm tắc bóng là gì chắc các bạn cũng biết kỹ thuật này khá nguy hiểm và không phải cầu thủ nào cũng thực hiện chính xác và cống hiến cho người hâm mộ những pha bóng đẹp cả. Dưới đây là những chuyên gia chơi tắc bóng hay nhất mà XoilacTV đã tổng hợp lại được.

nhung-chuyen-gia-choi-tac-bong-hay-nhat
Những chuyên gia chơi tắc bóng hay nhất

Fabio Cannavaro

Nhắc đến các hậu vệ với các pha tắc bóng đi vào lịch sử bóng đá chắc chắn không thể thiếu Fabio Cannavaro. Cầu thủ sinh năm 1973 này không chỉ khiến mọi người quý mến về sự nỗ lực vươn lên từ cuộc sống khốn khổ để theo đuổi niềm đam mê. Mà còn được người hâm mộ trên khắp thế giới biết đến với các siêu phẩm tắc bóng siêu đỉnh ngay trước mũi giày của đối phương.

Filipe Luis

Cái tên tiếp theo không thể bỏ sót trong danh sách này chính là Filipe Luis. Đây không chỉ cái tên đã làm nên thương hiệu cho nhà cầm quân Diego Simeone mà anh còn là một hậu vệ cánh trái khó thay thế được ở Atletico Madrid. Với lối chơi điềm tĩnh và thông minh, Filipe Luis đã để lại nhiều dấu ấn trong lòng người hâm mộ với các pha xoạc bóng chính xác.

Sergio Ramos

Đây là một chân sút quan trọng của đội bóng hoàng gia Real Madrid. Là hậu vệ cánh trái sở hữu khả năng đọc vị thần sầu và tốc độ nhanh như gió. Ramos luôn chứng minh với người hâm mộ rằng anh là cầu thủ có khả năng tắc bóng chính xác trong từng pha bóng. Anh khá điêu luyện với kỹ thuật này, xử lý tình huống vô cùng chính xác nên rất ít mắc lỗi với đối phương.

Alessandro Nesta

Người hâm mộ thường miêu tả các pha tắc bóng của Alessandro Nesta mượt mà và nhuần nhuyễn như anh đang múa bale trên sân cỏ. Chính sự điêu luyện này đã giúp Alessandro Nesta trở thành một trong những hậu vệ xuất sắc nhất thế giới và các pha tắc bóng của anh hầu như ít khi bị trọng tài phạt thẻ.

Mark Noble

HLV Wenger của câu lạc bộ Arsenal đã từng mê mệt với Mark Noble. Tuy nhiên, chàng cầu thủ này vẫn quyết định gắn bó với West Ham. Sự nhanh nhẹn và lối chơi thông minh của anh chính là điểm mạnh nhất. Dù vậy anh cũng được người hâm mộ biết đến với các pha tắc bóng đầy chất lượng. Trong mùa giải vừa rồi, anh đã cùng với Diame tạo nên tuyến giữa tràn đầy năng lượng cho đội bóng West Ham (tắc bóng tổng cộng 61 lần nên trung bình 4,1 lần/trận).

Đoàn Văn Hậu

Ở đội tuyển U23 Việt Nam, Đoàn Văn Hậu chính là cái tên được nhiều người hâm mộ nhắc đến với kỹ thuật tắc bóng đầy nghệ thuật. Chính vì điều này, mà anh là một trong chân sút quan trọng trong bất cứ trận ra quân nào của đội tuyển Việt Nam.

Trên đây là các lỗi trong bóng đá thường gặp mà Xôi Lạc TV đã chia sẻ cho các bạn. Với tính đối kháng cao, không thể tránh khỏi các tình huống lỗi xảy ra trong quá trình thi đấu. Chính vì thế, các bạn hãy nắm rõ các tình huống lỗi này để khi xem da bong truc tiep cũng không thắc mắc tại sao trọng tài lại xử phạt lỗi và xem trọng tài có phạt đúng không nhé.